Thứ Tư, Tháng 7 16, 2025
85.9 F
Texas

Thường trú nhân có được phép bảo lãnh con nuôi

Gia đình tôi được định cư tại Mỹ theo diện đầu tư EB-5, hiện đang ở Mỹ được 5 tháng và đã có thẻ xanh, sổ an ninh xã hội, bảo hiểm… Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn mong muốn được mang đứa con nuôi của mình cùng sinh sống ở nơi đây. Tôi phải làm gì để được bảo lãnh cháu sang cùng đoàn tụ? (Chị N.H.N, 36 tuổi)

Không chỉ riêng trường hợp của chị N.H.N, cũng có khá nhiều chủ đầu tư khi được định cư ở Mỹ theo dự án đầu tư EB-5 đã đưa ra những câu hỏi tương tự. Vậy liệu thường trú nhân có được phép bảo lãnh con nuôi và thủ tục hồ sơ ra sao? Những thông tin sau từ Luật sư di trú của ImmiCa sẽ cung cấp cho các chủ đầu tư những thông tin hữu ích.

9.1

Theo luật di trú, đối với những nhà đầu tư định cư Mỹ thông qua dự án đầu tư EB-5 sẽ được lấy Thẻ xanh Mỹ (US Pernament Resident)cho cả gia đình bao gồm vợ, chồng và các con dưới 21 tuổi còn độc thân. Riêng việc bảo lãnh con nuôi của những thường trú nhân này cũng được quy định khá rõ ràng.

Đặc biệt, chữ CHILD (con) trong bộ luật di trú được định nghĩa rất quan trọng và là cơ sở cho mọi sự đề nghị, xét duyệt. Cụ thể, để được chấp thuận bảo lãnh con nuôi, người có thẻ xanh phải xác định được được người con nuôi ấy phải có đủ 3 điều kiện.

–          Đầu tiên, người con nuôi phải được nhận nuôi trước năm 16 tuổi và được chứng nhận hợp pháp, cụ thể là giấy “Cho – nhận con nuôi”của chính quyền nơi người nuôi sinh sống.

–          Thứ hai, người con nuôi ấy phải có thời gian sống chung nhà với ba mẹ nuôi ít nhất là 2 năm (Dù trước hay sau khi nhận nuôi vẫn được chấp nhận là hợp lệ).

–          Cuối cùng, phải chứng minh được, trong suốt thời gian nhận con nuôi, người nuôi thể hiện được đúng vai trò làm cha, làm mẹ của mình, không có hành vi ngược đãi, bỏ bê hay không tôn trọng.

Một khi đã hoàn tất được các thủ tục xác minh là con nuôi hợp pháp thì luật di trú sẽ cho phép hưởng mọi quyền lợi di trú như một người con ruột. Và trường hợp này có thể áp dụng cho cha mẹ bảo lãnh con nuôi, anh chị em nuôi bảo lãnh nhau.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư lưu ý, dù là người con nuôi ấy sau khi được bảo lãnh và hưởng đầy đủ quyền lợi di trú, trở thành một thường trú nhân Hoa Kỳ thì cũng không được phép bảo lãnh ngược lại cha mẹ hoặc anh chị ruột của mình.

Hot this week

Nhật thực luôn là điềm bất an trong tư tưởng của người xưa

Sự biến mất của Mặt Trời trong nhật thực...

Tại sao lại nói là “Ăn như hạm”

Hạm là một từ Hán Việt, phiên âm từ chữ...

Chén tạc chén thù nghĩa là gì?

Trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ nhà...

Vì sao có cầu vồng?

Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên...

Bán lợn

Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc...

Topics

Tại sao lại nói là “Ăn như hạm”

Hạm là một từ Hán Việt, phiên âm từ chữ...

Chén tạc chén thù nghĩa là gì?

Trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ nhà...

Vì sao có cầu vồng?

Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên...

Bán lợn

Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc...

Đừng dành thời gian cho những điều vô nghĩa

Thời gian, chắc chắn luôn có giá trị hơn...

Nhũn như con chi chi nghĩa là gì? Cửu vạn là gì?

Chắc chắn thành tố quan trọng nhất của câu...

Nguồn gốc của câu “nói ba ngày ba đêm không hết”

Khi có người hỏi chúng ta một vấn đề...

Related Articles

Popular Categories